Viết Từ Canada

CÓ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ HIỂU

Mặc Giao

Trong thời gian làm báo Ḥa B́nh ở Sài G̣n, mỗi ngày tôi phải viết ít nhất hai bài: bài b́nh luận thời cuộc, dân trong nghề gọi là bài "phông" (article de fond hay éditorial), và bài "phiếm" bàn vui với giọng chọc chạch về những người và việc xảy ra trong ngày. Với thói quen, khi bắt đầu viết cho DĐGD, tôi thường viết giọng pha giữa phông và phiếm. Nhưng từ khi "bị" giao thêm trách nhiệm trong tờ báo, tôi phải viết phông nhiều hơn phiếm. Đó là lư do nhiều khi độc giả đọc bài của tôi thấy khô khan và buồn ngủ.

Sở dĩ tôi phải vô đề lăng nhách như thế v́ hôm nay tôi bí đề tài. Thật ra đề tài th́ nhiều vô số, nhưng chẳng lẽ cứ nói hoài chuyện Biển Đông, chuyện cá chết, chuyện "ông chẳng bà chuộc" Donald Trump và Hillary Clinton...? Nghe măi cũng chán. V́ vậy, tôi xin phép quư vị cho tôi được "phiếm" về một vài việc không to cũng không nhỏ, không quan trọng cũng không tầm thường để quư vị mua vui chút đỉnh.

TƯỚNG LỢN Ỉ

Ông Nguyễn Xuân Phúc đă tuyên thệ nhậm chức thủ tướng hai lần chỉ cách nhau mấy tháng. Ở những nước dân chủ, chính phủ có thể thay đổi từng tháng, từng ngày. Nhưng ở nước Việt Nam xă nghĩa, mọi sự đă được "tiền định" (hiểu tiền là trước hay tiền là đô la cũng được). Tấn tuồng thay đổi cùng một chính phủ và bắt tuyên thệ hai lần trong mấy tháng chứng tỏ việc vận hành trong đảng không xuôi chèo mát mái. Người được chọn cầm đầu chính phủ không phải do dân bầu và cũng không phải là người xuất sắc, xứng đáng. Gần một năm qua không thấy TT Phúc nói được câu nào cho ra hồn. Chỉ nói hớ rồi xin lỗi. Cũng không thấy thủ tướng làm được việc ǵ ích quốc lợi dân, ngoài việc đi thăm Hội An, theo sau là một đoàn xe hơi bóng loáng đè nát đường phố cổ, nơi chính quyền đă cấm xe hơi lưu thông để khỏi làm hư hại di sản văn hóa và lịch sử của đất nước.

Chuyện ông thủ tướng làm le cưỡi một đoàn xe vinh quy (ông Phúc quê Quảng Nam) và vi phạm luật lệ đă làm nhiều người phẫn nộ. Ông thấy không ổn nên phải lên tiếng xin lỗi và chối tội với lư do không biết có đoàn xe theo sau. Chối vậy mà nghe được sao? Mắt ông đâu có đui? Và lẽ nào ông không biết có những ai tháp tùng và đi bằng phương tiện ǵ. Việc làm mới nhất của ông là bay trực thăng đến Yên Bái để nghiêng ḿnh trước thi hài của các đồng chí giết nhau v́ tranh ăn, tranh quyền. Nếu phải t́m một danh hiệu đặc trưng cho ông Phúc th́ đó là "thủ tướng của xin lỗi và phúng điếu".

Tướng mạo bề ngoài cũng quan trọng lắm. Nó thể hiện tâm tính và cũng là yếu tố gây cảm t́nh với người đối diện. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, trước khi bổ nhiệm một nhân viên ngoại giao, thường gọi người đó vào dinh để coi vóc dáng, tướng tá. Xét về tướng mạo, ông Phúc không có tướng oai của một người lănh đạo. Những ai cao lớn phương phi th́ được cho là tốt tướng. Người mặt nhỏ nhưng có đường nét th́ được gọi là có "hầu tướng" (tướng khỉ, khôn ngoan và thành công, như tướng Ngô Quang Trưởng). C̣n ông Phúc th́ vừa thấp, vừa bụng phệ, mặt núng nính thịt trông như đầu heo luộc. Ông có tướng lợn ỉ, giống như tướng cậu Kim Chính Ân của Bắc Hàn. Nếu ông giỏi giang và đức độ th́ không ai quan tâm tới ngoại h́nh của ông. Đằng này ông không có tài và có tầm, nên rất ứng với lời ca dao b́nh dân

Những người mặt nạc, đóm dầy

Mo nang trôi xấp biết ngày nào khôn

Đoàn xe của TT Phúc xâm lăng phố cổ Hội An

Cũng tội cho ông và cho nhiều lănh tụ cộng sản khác. Họ có được học hành đàng hoàng ở trường học và trường đời đâu mà khôn. Họ toàn học những thứ ǵ đâu và khôn không giống ai. Sống riết trong rừng, về thành th́ chạy cho được một tấm bằng loại "thứ nhất chuyên tu, thứ nh́ tại chức", thế nên mới thiếu kiến thức và không biết cách ăn nói, cư xử cho xứng tầm. Cứ coi bà chủ tịch quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân th́ biết. Ngày tuyên thệ nhậm chức, bà mặc cái áo cổ và ngực thêu h́nh hoa hay thú không ai đoán ra thứ ǵ, mầu vàng khè chói lọi và...quê một cục. Khi dự lễ tưởng niệm tử sĩ bà mặc chiếc áo mầu đỏ chót trong khi những người khác mặc đồ đen. Đi bón cá với TT Obama, bà đổ cả xô mồi xuống ao "Bác" Hồ, trong khi ông Obama chỉ thả vài dúm tượng trưng và thanh cảnh. Về ngoại h́nh, Bà Ngân được kể là khá xinh, dù đă lớn tuổi. Nhưng liệu người đẹp cựu nữ du kích rừng xâu có xứng đáng với câu ca dao này không?

Người xinh cái bóng cũng xinh

Người ḍn cái tỉnh t́nh tinh cũng ḍn

C̣n lâu !

Điều không hiểu được là khi nào những nhà lănh đạo hàng tứ trụ triều đ́nh như ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang chơi tṛ "con nhái muốn to bằng con ḅ" sẽ nổ bể bụng?

TÔI KHÔNG HIỂU NỔI GIÁO HỘI TÔI

Một số bạn không Công Giáo của tôi, mỗi khi thấy chuyện ǵ liên quan đến Công Giáo, cứ túm lấy tôi mà hỏi. Họ tưởng tôi là tín hữu Công Giáo, lại viết báo, nên phải biết nhiều về giáo hội. Thật ra, biết th́ cũng biết giới hạn theo nhu cầu viết đ̣i hỏi, nhưng biết mọi chuyện một cách rành mạch, xuyên suốt, có thể giải thích ngọn ngành và đưa ra kết luận th́ tôi xin đầu hàng. Có yêu cầu Tổng Giám Mục Chủ Tịch HĐGM/VN làm việc này chắc ngài cũng chào thua. Lư do là mỗi giám mục là một chủ chăn độc lập, chỉ tuân theo chỉ thị của Ṭa Thánh về việc đạo. Ngoài ra, thái độ và mức độ liên hệ với nhà cầm quyền th́ hoàn toàn tự do, ai muốn làm ǵ th́ làm. T́nh liên đới giữa các vị trong Hội Đồng Giám Mục chỉ chặt chẽ trên văn bản và môi miệng. Đừng mong các chủ chăn cùng hiệp thông bằng hành động để tương trợ nhau khi gặp khó, nói chi đến đường lối chính sách chung.

Tôi không dám xuyên tạc hay nói ṃ đâu nhé. Cứ nh́n sự việc là thấy. Đức TGM Ngô Quang Kiệt bị tấn công, bị đ̣i lột chức và tống khỏi Hà Nội, có ai bênh ngài không? Địa phận Kontum thời ĐC Hoàng Đức Oanh có nhiều nhà thờ và địa điểm truyền giáo bị cấm làm lễ, ngay cả đêm Giáng Sinh, cấm tụ tập cầu nguyện, cấm dậy giáo lư, thậm chí có nhà thờ đă dựng xong khung sắt rồi mà c̣n bị bắt rỡ, HĐGM có can thiệp với nhà cầm quyền không, hay để mặc ĐC Oanh xoay sở và phản đối một ḿnh? Mới đây nhất, giáo dân giáo phận Vinh có rất nhiều người làm nghề đánh cá. Họ đă mất nguồn lợi sinh sống v́ biển ô nhiễm do sự toa rập đồng lơa giữa nhà cầm quyền với công ty Formosa. Giám Mục địa phương đă lên tiếng, linh mục đoàn giáo phận Vinh đă lên tiếng, giáo phận đă tổ chức nhiều cuộc cứu trợ nạn nhân, trên 30,000 giáo dân đă xuống đường tranh đấu, đ̣i hỏi, vậy mà HĐGM/VN vẫn in thin thít, TGM Chủ Tịch Hội Đồng không nói một lời nào sau thư chung khuyên giáo dân đừng tranh đấu để khỏi vi phạm luật pháp. Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đă lên tiếng với tư cách Giám Mục Giáo phận Vinh, không với tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Công Lư và Ḥa B́nh của HĐGM/VN. Có phải các vi đă áp dụng nguyên tắc việc địa phương để địa phương lo, HĐGM là trung ương, chỉ lo chuyện toàn quốc? Chuyện ô nhiễm biển dài 300 cây số, ảnh hưởng tớ 5 triệu dân là chuyện địa phương hay chuyện toàn quốc? Chính Đức Cha Hợp đă nói với chúng tôi cách đây hai tháng là HĐGM không cần lên tiếng khi tôi hỏi ngài tại sao HĐGM im lặng về vụ này. Thật t́nh tôi không hiểu nổi.

Nhân nói đến chuyện này, tôi xin kể tóm tắt cuộc gặp gỡ giữa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp và chúng tôi tại Calgary vào tháng 6 vừa qua. Khi được biết Đức Cha Hợp sẽ có mặt ở thành phố tôi đang sinh sống vào hạ tuần tháng 6 để chủ lễ phong chức linh mục cho một thầy ḍng Đa Minh VN hải ngoại, chúng tôi đă nhờ Cha Xứ Vũ Quang Cảnh, chánh xứ giáo xứ Vinh Sơn Liêm, sắp xếp cho Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho VN của chúng tôi một cuộc gặp gỡ với Đức Cha để chúng tôi trao tiền cứu trợ và hỏi thăm t́nh h́nh.

Cuộc gặp gỡ đă diễn ra chiều ngày 22-6-2016 tại nhà ḍng Đa Minh VN hải ngoại, một cơ sở mới được xây cất, rộng răi và tiện nghi. Phái doàn chúng tôi có 6 người, trong đó 4 người là thành viên Ban Điều Hành của Ủy Ban. Riêng vợ chồng tôi đă quen biết Đức Cha Hợp từ khi ngài tạm trú ở Calgary nhiều tháng trước khi đi Roma dậy học rồi về Việt Nam ở hẳn.

Đức Cha tiếp chúng tôi rất vui vẻ, lịch sự, nhưng không nhận số tiền 1,000 Mỹ kim của Ủy Ban chúng tôi tặng để góp phần giúp nạn nhân vụ biển ô nhiễm. Chúng tôi ngạc nhiên và không hiểu vi sao. Chính Đức Cha đă phổ biến "Thư Kêu Gọi Tương Trợ Nạn Nhân Thảm Họa Môi trường Biển" ngày 27-5-2016 (DĐGD số 176 đăng nguyên văn), trong đó ghi rơ cả địa chỉ và số trương mục nhận tiền của Đức Cha ở Vinh. Đức Cha nói là giáo phận Vinh của ngài đă nhận được nhiều tiền cứu trợ rồi, nên gửi số tiền này cho tổng giáo phận Huế v́ biển ở Quảng Trị và Thừa Thiên cũng bị ô nhiễm đến tận Lăng Cô. Chúng tôi nhờ Đức Cha chuyển số tiền này cho Đức TGM Huế, ngài cũng từ chối. Có lẽ ngài không muốn dính đến tiền của Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho VN, v́ chỉ cần nghe cái tên này là đă thấy mùi chính trị và mục tiêu tranh đấu của Ủy Ban rồi. Dính vô là phiền phức lắm! Trước đây, chúng tôi đă gửi tiền về cho Đức Cha đôi ba lần để giúp các nạn nhân bị đánh đập và bắt oan. Ngài vẫn nhận. Những lần đó chúng tôi không nhân danh Ủy Ban.

Về t́nh trạng của nạn nhân biển ô nhiễm, Đức Cha Hợp cho biết mối lo nhất là việc môi sinh bị nhiễm đôc lâu dài về sau. C̣n bây giờ t́nh trạng của dân chúng cũng không đến nỗi nào. Nhà nước cũng lo cứu trợ nạn nhân. Cơ quan Caritas (Bác ái Công Giáo) của HĐGM/VN đă mở lạc quyên "on line" để có tiền giúp nạn nhân. Dân đánh cá gần bờ chịu ảnh hưởng nặng. Những người đánh cá xa bờ vẫn tiếp tục hành nghề. Điều phải nh́n nhận là mâm cơm của người VN bây giờ không c̣n trong lành. Thịt cá, rau quả hầu hết có chất hóa học. Đổ hết tội cho Trung Quốc và nhà nước th́ cũng hơi quá đáng. Phần lớn hậu quả là chính ḷng tham của dân ḿnh. V́ lợi nhuận riêng, họ không nghĩ tới sự độc hại mà những người tiêu thụ phải chịu.

Về phần HĐGM, theo Đức Cha Hợp, Hội Đồng đâu cần lên tiếng về vụ cá chết, biển ô nhiễm (để trả lời câu hỏi của chúng tôi). Các giám mục gặp nhiều khó khăn nên phải khéo léo hành xử. Nhiều chuyện không nói ra được, cũng không cần nói, chỉ làm một cách âm thầm. V́ thế, Hội Đồng bị nhiều người chỉ trích, nhất là từ hải ngoại, có cả báo Công Giáo và những trí thức Công Giáo "chỉ trích HĐGM và chỉ trích cả cá nhân tôi một cách thiếu công bằng".

Nghe Đức Cha nói vậy, tôi chợt nghĩ, ở hải ngoại, báo Công Giáo dám "vuốt râu hùm" chỉ có Diễn Đàn Giáo Dân, và trong số những người viết dám phê b́nh các chủ chăn VN có những thân hữu của tôi, và dĩ nhiên có cả tôi. Có phải đó cũng thêm một lư do để Đức Cha Hợp không nhận tiền từ tay một thành viên của DĐGD, dù những nạn nhân con chiên của ngài rất cần được giúp đỡ? Công bằng mà nói, khi chúng tôi thấy có những lời nói và việc làm của một số chủ chăn không thích hợp hay có thể gây nguy hại, chúng tôi thẳng thắn lên tiếng nhưng không phá hoại. Chúng tôi đă nhiều lần công khai bầy tỏ sự không đồng ư với một số bài viết hay phát biểu của Đức Cha Hợp, nhưng chúng tôi cũng đă nhiều lần đăng những bài phỏng vấn, thư chung, bài viết của Đức Cha với những lời b́nh luận rất tích cực. Chúng tôi luôn cố gắng giữ thái độ công bằng, không thiên lệch, không định kiến. Có lẽ Đức Cha chưa hiểu hết thiện ư của chúng tôi.

Trong cuộc gặp gỡ này, tôi cũng đă tŕnh bầy quan điểm của phái đoàn và của tôi sau khi nghe Đức Cha nói:

1 - Chúng tôi coi trọng các chủ chăn về tinh thần và thiêng liêng. Nhưng về phương diện con người, không thể có sự đồng thuận tuyệt đối, nhất là khi liên quan đến các vấn đề chính trị và xă hội. Mỗi người mỗi chọn lựa. Mỗi người mỗi lập trường. Dù giáo dân chúng tôi có quyền lên tiếng trong Giáo Hội, nhưng khi giáo dân không đồng ư với chủ chăn th́ vấn đề trở thành lớn chuyện v́ có sự lẫn lộn ranh giới giữa việc đạo và việc đời.

2 - Chúng tôi quan niệm HĐGM/VN là đại diện cho lương tâm Công Giáo VN. Giáo dân trông đợi ở Hội Đồng, không phải nhờ Hội Đồng lật đổ chế độ, nhưng lên tiếng tố cáo những bất công, sai lầm, đ̣i hỏi sự thật, công lư, quyền của dân, của Đất Nước, của Giáo Hội. Đó là hướng dẫn tinh thần. Việc c̣n lại để giáo dân công dân lo.

3 - Những tệ trạng tham nhũng, hủy hoại luân lư và t́nh người do nhà cầm quyền gây ra. Dân v́ nghèo và thiếu hiểu biết nên làm theo. Như vậy trách nhiệm là của nhà cầm quyền. Nếu quyết tâm và trong sạch, nhà cầm quyền có thể kiểm soát và ngăn cấm việc dùng hóa chất trong thực phẩm, không để xảy ra thảm họa biển bị làm độc.

Chuyện giữa Đức Cha với chúng tôi trong cuộc gặp gỡ phải kể nhiều hơn mới hết. Tôi xin tạm kết luận là chúng tôi đă trao đổi quan điểm một cách thân mật, ḥa nhă và lịch sự, nhưng hai bên chưa thực sự thông cảm nhau, lập trường chưa gần nhau. Điểm tích cực là có gặp gỡ và đối thoại, dù tôi không thoải mái khi nghe những sự kiện được đưa ra nhằm giảm bớt sự trầm trọng của t́nh h́nh, giảm bớt trách nhiệm của nhà cầm quyền và của HĐGM.

Thú thật, cho đến lúc này, tôi vẫn chưa thực sự hiểu:

- V́ sao Đức Cha Nguyễn Thái Hợp từ chối sự đóng góp cứu trợ của chúng tôi, trong khi nạn nhân giáo dân của Đức Cha đang trong t́nh trạng rất cần, "miếng khi đói, gói khi no"?

- Tại sao những cuộc biểu t́nh phản đối chỉ xảy ra với giáo dân của giáo phận Vinh? Tại sao không có những nạn nhân không Công Giáo tham gia? Tại sao không xảy ra ở chỗ khác?

- Những cuộc biểu t́nh này tự phát, ngoài sự dự liệu của chính quyền và giáo quyền, hay có sự tính toán cho "xả xú-bắp" trong khả năng kiểm soát của lực lượng công an và ṭa giám mục Xă Đoài?

Có nhiều điều tôi không biết, nhưng tôi vẫn hy vọng cuộc tranh đấu của nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh là tự phát, và các nơi khác sẽ bắt chước làm theo.◙