Viết Từ Canada:

Năm Gà Lận Đận Của Ông Trump

Mặc Giao

Trong lịch sử cận đại, chưa từng có một tổng thống tân cử nào của Mỹ bị nhiều khó khăn và tai tiếng ngay từ lúc chưa nhậm chức như ông Donald Trump. Vừa đắc cử, chưa cầm quyền một ngày, đă bị biểu t́nh phản đối, dù những cuộc biểu t́nh mau tàn như lửa rơm. Kế đó là bị đ̣i đếm phiếu lại tại một số tiểu bang. Tiểu bang Wiscosin đă tái kiểm phiếu nhưng kết qủa cho thấy ông Trump thắng cao hơn. Cuộc tái kiểm phiếu ở Pensylnania bị ngưng ngang theo lệnh của ṭa án. Chuyện này vừa xong, tiếp tới chuyện Nga can thiệp bằng computer để hạ bà Hillary Clinton và giúp ông Trump thắng cử. Nghi vấn về chính sách tương lai của ông Trump đối với Nga được đặt ra. Để cho đủ bộ, bà tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn mầy ṃ cách nào mà nói chuyện được với ông Trump trong 10 phút, khiến thầy tṛ Tập Cận B́nh nhảy choi choi như gà mắc đẻ. Người ta thấy thế lực chống ông Trump c̣n mạnh lắm. Không thắng được th́ làm khó ông Trump và chính quyền sắp tới của ông, mục đích là đưa đến t́nh trạng tê liệt và rối loạn. Ông Trump sẽ phản ứng ra sao? Những phá phách có hệ thống này chỉ làm hại riêng ông Trump hay sẽ làm hại luôn cả nước Mỹ và gây bất ổn cho toàn thế giới?

Có thể nói ba quốc gia có tham vọng quyền hành lớn nhất thế giới hiện nay là Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc. Các ông Donald Trump, Vladimir Putin và Tập Cận B́nh là ba nhân vật trụ chốt để tạo hay phá sự ổn định thế giới, giống như cái kiềng ba chân. Chúng ta thử nh́n xem ông Trump sẽ liên hệ với hai đối tác kia như thế nào. Chúng tôi chỉ dựa vào những việc đă và đang xảy ra để suy luận, không dám dự đoán qúa xa về tương lai.

Trump và Putin

Người ta nói rằng hai ông này rất trân trọng nhau và nói tốt về nhau. Khi thấy Trump được đảng Cộng Ḥa đưa ra tranh chức tổng thống Mỹ, Putin đă t́m cách giúp Trump. Nếu Trump thắng, Putin sẽ có điểm, đồng thời loại được băng Clinton- Obama. Giúp bằng cách nào? Không thể bằng tiền hay vận động trong quần chúng Mỹ. Cách tốt nhất có thể làm, và đă quen làm, là dùng hacker xâm nhập các tài khoản email của ứng cử viên Hillary Clinton và Ủy Ban Quốc Gia đảng Dân Chủ. Các nhân viên cao cấp của Ủy Ban Tranh Cử của bà Clinton, như John D. Podesta, quản lư chiến dịch tranh cử, emails cũng bị hỏi thăm. Xâm nhập được hệ thống email là biết các bí mật, như việc thất thoát 30,000 điện thư của bà Clinton, hay những lời lẽ chống đối, miệt thị của phe Dân Chủ đối với lập trường chống phá thai và trợ tử của Công Giáo. Chỉ cần tung những bí mật này ra là bà Clinton mất nhiều phiếu rồi. Đó cũng là kết luận của cơ quan Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA). Trong khi đó, FBI (Cơ Quan An Ninh Nội Vụ) không đồng ư và chưa muốn đưa ra một kết luận nào.

Lửa được châm thêm dầu khi ông Trump chọn ông Rex Tillerson, tổng giám đốc công ty dầu lửa lớn nhất của Mỹ Exxon Mobil làm ngoại trưởng. Ông này là một nhà kinh doanh có tài nhưng bị chê là không có kinh nghiệm chính trị. Ông cũng đầu tư và làm ăn bên Nga, có liên hệ tốt với ông Putin và được tặng Huy Chương Hữu Nghị của Nga năm 2013. Nhiều người chống ông Trump nghĩ rằng cặp đôi Trump-Tillerson sẽ thân thiện và dễ dăi với Nga hơn, đồng thời hủy bỏ chính sách bảo vệ các đồng minh trong khối NATO do Obama và Hillary Clinton đề xướng.

Putin muốn phá Clinton v́ ngoại trưởng Clinton và tổng Thống Obama chống lại việc Nga chiếm Crimea của Ukraine, gây rối loạn ở miền Đông Ukraine và đe dọa các nước nhỏ trong vùng Baltics. Mỹ đă vận động các đồng minh châu Âu trong khối NATO áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga về kinh tế, trong lúc giá dầu (nguồn lợi tức rất lớn của Nga) xuống thê thảm. V́ tự ái cá nhân và tự ái dân tộc (một thứ chủ nghiă dân tộc cực đoan), Putin muốn trở thành một thứ Nga Hoàng Đại Đế để che lấp sự suy thoái kinh tế. Dù qũy cạn, Putin vẫn tham gia trận chiến chống phe nổi dậy tại Syria do Mỹ yểm trợ để bênh đồng minh độc tài Assad. Nếu cứ cương măi kiểu này, Nga sẽ không chịu nổi, nhưng vẫn phải gồng ḿnh chờ thời cơ. Đó là chờ nói chuyện với một lănh tụ Mỹ khác, không phải Obama hay Hillary Clinton. Cơ hội đă đến khi Donald Trump xuất hiện và chiến thắng trên chính trường Mỹ.

Chưa ai có thể qủa quyết là chính sách ngoại giao của chính quyền Trump đối với Nga sẽ mềm dẻo hơn và thuận lợi hơn cho Nga hay không? Có điều chắc chắn là Putin muốn nói chuyện với một thủ lănh Hoa Kỳ khác hơn Clinton, trước là khỏi mất mặt, sau là có thể đề nghị hai bên cùng xuống thang căng thẳng, tức là cùng nhượng bộ đôi chút, như Nga sẽ bớt bắt nạt Ukraine và các nước nhỏ trong vùng trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết; đổi lại, Mỹ sẽ yêu cầu các đồng minh châu Âu trong khối NATO bỏ từng phần hay toàn phần những biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga. Như vậy là vui vẻ và đẹp mặt cả làng. Tài dàn xếp kinh doanh của tân Ngoại Trưởng Rex Tillerson sẽ rất hữu ích trong trường hợp này. Có điều chắc chắn là Trump không thể xé Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và để mặc cho Nga muốn làm ǵ th́ làm trên số phận các đồng minh của Mỹ.

Trở lại chuyện Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ. Đài NBC loan tin chính Putin nhúng tay vào vụ này. CIA đang điều tra và sẽ khởi kiện. Kiện ai? Kiện v́ tội ǵ? Chỉ có thể kiện các thủ phạm hackers nếu nắm được tên họ và có bằng chứng. C̣n tội chỉ là ăn cắp tài khoản email riêng của người khác. Không thể kết tội làm thay đổi kết qủa cuộc bầu cử tại Mỹ. Cũng không thể kết án ông Trump gian lận và phạm pháp, dù ông được hưởng lợi phần nào trong vụ này. Lại càng không thể kiện tổng thống Nga Putin, dù có thế tố cáo ông này có thái độ bất thân thiện, thiếu đạo đức và can thiệp vào nội bộ nước khác, những thứ mà bất cứ chính trị gia nào cũng có thể làm. Trên thực tế, những sai phạm của bà Clinton về vụ email và những lời nói và việc làm của Ủy Ban Bầu Cử của đảng Dân Chủ là có thật. Các hackers không vu khống, chỉ lấy cắp tin tức và phổ biến. Dĩ nhiên đó không phải là một việc làm đáng bênh vực và khen ngợi. Nhưng đó là thủ đoạn chính trị. Nghĩ cho cùng, thành phần phải chịu trách nhiệm nặng nhất trong vụ này chính là chính quyền Obama, đặc biệt cơ quan CIA, v́ đă không biết và không thể ngăn chặn sự hoành hành của các hackers trên những nhân vật chính trị quan trọng của đảng đang cầm quyền tại Hoa Kỳ.

Việc nhờ nước ngoài tạo ảnh hưởng chính trị trong cuộc bầu cử tại nước ḿnh đă từng xảy ra ít nhất hai lần dưới thời tổng thống Richard Nixon. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968, con gà của đảng Dân Chủ là Hubert Humphrey được đưa ra chọi với gà Cộng Ḥa Richard Nixon. Tổng Thống Johnson không ra tranh cử, nhưng thúc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận tham dự ḥa đàm Paris. Nếu cuộc ḥa đàm được mở trước ngày bầu cử tháng 9-1968, ứng cử viên Dân Chủ có nhiều hy vọng hốt thêm phiếu v́ chân trời ḥa b́nh đă được đảng Dân Chủ mở ra. Đảng Cộng Ḥa thấy rơ toan tính này. Họ nhờ bà Anna Chennault, góa phụ của một tướng không quân có nhiều ân nghiă và công trạng với các quốc gia Đông Nam Á thời Thế Chiến thứ Hai, đến Sài G̣n vận động TT Nguyễn Văn Thiệu tŕ hoăn việc công bố tham dự ḥa đàm cho đến sau ngày bầu cử. Ông Thiệu có nghe bà Chennault hay không, hoặc v́ những điều kiện mở ḥa đàm chưa được thỏa đáng, đă không cử phái đoàn đi Paris trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Kết qủa, ông Nixon đă đại thắng.

Khi tranh cử nhiệm kỳ hai, bầu tháng 9-1972, ông Nixon đă vận động quốc tế một cách rộng răi và có tầm vóc hơn. Từ 1971, ông cử Cố Vấn An Ninh Henry Kissinger đi Trung Cộng để nói chuyện giải ḥa và hợp tác giữa hai nước. Năm 1972, Nixon là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Trung Cộng và kư với nước này bản Thông cáo chung về ḥa b́nh và cộng tác tại Thượng Hải. Sau đó ông đi Moscow để nói chuyện về tài giảm binh bị. Dân Mỹ hài ḷng v́ đă hóa giải được kẻ thù Trung Cộng. Đúng là ông Nixon đă nhờ ảnh hưởng từ ngoại quốc để kiếm phiếu của cử tri Mỹ. Dĩ nhiên ảnh hưởng từ bên ngoài không phải là tất cả, nhưng là thứ thêm vào rất đáng kể để Nixon có thể hạ đo ván George MacGovern một cách dễ dàng.

Ra tranh cử là phải biết nắm mọi cơ hội, t́m mọi yếu tố làm lợi cho ḿnh, từ trong nước tới ngoài nước, miễn không làm hại tới quyền lợi quốc gia. Nếu ông Trump tỏ ra dễ thương với Putin và được Putin đáp lễ th́ cũng là chuyện thường t́nh. Điều chắc chắn là Putin hành động không v́ t́nh cảm mà v́ thấy có thể nói chuyện được với Trump để bảo vệ danh dự của ông và quyền lợi của nước Nga. Về phần ông Trump, được cảm t́nh và hưởng lợi từ Putin th́ dại ǵ từ chối? Nhưng không phải v́ thế mà nhượng bộ Nga và bán rẻ quyền lợi của Mỹ. Gặp đúng người và đúng lúc (right man, right time) th́ dễ thành công hơn. Cho cả ông Trump lẫn ông Putin.

Trump và Tập Cận B́nh

Cú điện thoại 10 phút của bà Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn gọi cho ông Trump đă làm thế giới bàn tán sôi nổi và làm cha con Tập Cận B́nh tức tối. Đó là hậu qủa của chính sách nuông chiều Trung Quốc của Mỹ từ thời Nixon, được tăng cường dưới triều Obama. Nuông chiều bằng cách đuổi Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc để chấp nhận chỉ có một Trung Quốc duy nhất, bao gồm cả Đài Loan, với chủ trương "nhất quốc lưỡng chế" (một nước hai chế độ). Có thứ cường quốc nào chấp nhận cho Trung Cộng có quyền cấm lănh tụ Đài Loan đặt chân lên lănh thổ của ḿnh và nói chuyện với lănh đạo của ḿnh? Mỹ đă chấp nhận điều đó từ bao nhiều năm nay, trừ vài lần xé lẻ. V́ thế, Bà Thái Anh Văn chỉ thăm hỏi, chúc mừng Tổng Thống đắc cử Donald Trump trong 10 phút đă gây sóng gió và làm Bắc Kinh tức tối xanh mặt. Ông Trump là thứ bất cần đời. Ai gọi hỏi thăm chúc mừng cũng bắt phôn, kể cả thủ tướng "ma dze in Việt Nam". Giả như Bà Thái Anh Văn móc điện thoại xin nói chuyện với ông Clinton hay với ông Obama, chắc chắn đă bị từ chối. V́ thế người ta có thể tiên đoán liên hệ giữa Trump và Tập Cận B́nh sẽ có mầu sắc khác.

Về vấn đề Biển Đông, các ông Bush con và Obama đă qúa bận tâm vào vụ Trung Đông, để Trung Cộng tự do hoành hành ở Biển Đông: áp đặt đường lưỡi ḅ 9 đoạn, bồi đắp và xây cất 7 rạng đá ngầm cướp của Việt Nam thành những ḥn đảo nhân tạo, trên đó đặt các cơ sở quân sự, bây giờ đă đặt cả hệ thống pḥng không. Khi bừng mắt trước thực tế, Obama và Hillary Clinton lớn tiếng tuyên bố Mỹ sẽ "xoay trục sang vùng châu Á- Thái B́nh Dưong". Xoay trục thế nào? Cho thêm tầu và máy bay đến vùng này để thị uy, cho vài chiến hạm chạy gần các đảo nhân tạo xem Trung Quốc có dám tấn công không. Trung Quốc đâu có dại mang trách nhiệm gây chiến. Xác nhận chủ quyền và phản đối bằng mồm rồi lẳng lặng xây cất căn cứ là được rồi. Mỹ hoan hỷ khoe: Nó không dám bắn tầu ta! Ngoài ra không có một biện pháp răn đe hay chế tài nào khác, kể cả sau khi Ṭa Án Quốc Tế La Haye phán quyết Trung Quốc trái lè. Không c̣n nước nào dám tin tưởng vào Mỹ. Việt Nam th́ bám áo đi dây để lợi dụng trong khi không dám dứt t́nh với Trung Quốc để giữ đảng và tự do vi phạm nhân quyền. Miên, Lào khẳng định theo Trung Quốc từ lâu. Mă Lai cũng mới trở cờ. Thêm anh khùng Duterte của Phi Luật Tân cũng muốn đi đêm với Trung Quốc, dọa đuổi Mỹ đi và không tuần tra chung trên biển với Mỹ nữa. Chính sách xoay trục của Obama và Hillary Clinton đă hoàn toàn thất bại.

Ông Trump chưa nói nhiều về chính sách đối với Trung Quốc dưới triều ông. Ông mới chỉ nói tới việc các quốc gia trong vùng phải tự lo cho ḿnh nhiều hơn, đừng trông cậy hết vào Mỹ. Về kinh tế, ông đ̣i Trung Quốc phải tăng giá đồng Nhân Dân Tệ, giảm thặng dư xuất cảng vào Mỹ. Ông cũng dọa đưa việc làm từ Trung Quốc về Mỹ. Việc ông nói chuyện với bà Thái Anh Văn làm người ta nghĩ tới việc thay đổi quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc của ông.

Nhà báo Harry J. Kazianis, chủ bút các tập san The National Interst và The Diplomat, mới viết: "Ngoại giao cũng là một bộ phận lớn trong cái được xem như một "sự xoay trục" vững chắc hơn rất nhiều dưới thời Trump. Đài Loan có thể là một bộ phận lớn trong chiến lược như thế, với quan hệ được nâng cấp chỉ thấp hơn mức bang giao đầy đủ, một dấu hiệu quan trọng của sự giao hảo đang phát triển, nhưng không đủ để làm Bắc Kinh nổi giận khi xung đột năng động xảy ra" (Trump-Taiwan call – Just Step One New Asian Strategy).

Ông Kazianis cũng tiết lộ là bộ phận nghiên cứu chiến lược của Trump chú trọng nhiều hơn đến sức mạnh cứng (hard power) và dùng sức mạnh ấy để làm nản ḷng những hành động gây hấn của Trung Quốc trong tương lai. Chiến lược của Mỹ sẽ chú trọng đến việc vô hiệu hóa các hoạt động quân sự của đối phương ở gần hay bên trong vùng tranh chấp [anti-access/area-denial strategy (À/AD)], nay được gọi là JAM-GC (Joint Concept for Access and Maneuver in the Global Commons). Tuy nhiên, chỉ dụng sứ mạnh với tính cách răn đe gián chỉ, tránh xử dụng sức mạnh quá trớn, tạo nguy cơ gây xung đột nóng.

Chúng ta đừng tưởng ông Trump không biết ǵ về việc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên các lănh vực quân sự, chính trị và kinh tế. Năm 2011 ông Trump đă cho ra cuốn sách nhan đề "Time to Get Tough" (Đă đến lúc phải cứng rắn), trong đó ông báo động nguy cơ Trung Cộng xâm nhập thị trường lao động và hàng hóa Hoa Kỳ, đánh cắp các bí mật kỹ thuật tân tiến, kể cả kỹ thuật quốc pḥng, các công nghệ chế tạo hiện đại. Ông báo động về cuộc chiến tranh đa diện với Trung Quốc trên tất cả mọi lănh vực: thương mại, giá cả, vật liệu, điện tử, kinh tế tài chánh, t́nh báo, gián điệp mạng, chiến tranh tâm lư, cân năo...(danchimviet.info, 13-12-06).

Để giải quyết các xung khắc kinh tế, chính quyền Trump báo trước sẽ điều đ́nh tay đôi với từng nước về giao dịch thương mại song phương, đặc biệt với các thành viên của TPP, hiệp ước kinh tế của Obama mới bị khai tử. Chiến lược này cũng được áp dụng với Trung Quốc. Mọi khó khăn và tranh chấp sẽ được đặt trên bàn thương nghị để t́m thỏa thuận chung.

Như thế, liên hệ tương lai giữa Donald Trump và Tập Cận B́nh không hứa hẹn thuận chèo mát mái. Hai bên vẫn phải cộng tác với nhau nhưng vẫn gầm ghè nhau. Obama chỉ nói mà không làm. Trump nói mạnh nhưng không biết có làm mạnh không? Và làm như thế nào? Hăy để tương lai trả lời.

Năm Con Gà của ông Trump hứa hẹn nhiều vất vả. Nhưng nếu vượt qua được những khó khăn, gà cồ Donald Trump sẽ được tiếng là không bị "gà mái đá". Mưu toan ǵ của gà mái Hillary cũng bị gà cồ Donald bẻ găy hết.◙