Ngày Tết: Bàn Luận Về Đạo Hiếu Trong Văn Hóa Việt Nam

Lm. Cao Phương Kỷ

Ca dao, ngạn ngữ cổ truyền của dân tộc Việt , đă toát lược ư tưởng cốt lơi của Đạo HIẾU, bằng thể thơ lục bát, âm điệu trầm bổng, dễ học dễ nhớ:

"Uống nước nhớ nguồn":

Làm con phải Hiếu:

"Công CHA như núi Thái Sơn

Nghĩa MẸ như nước trong nguồn chảy ra.

Một ḷng thờ Mẹ, kính Cha

Cho tṛn chữ HIẾU, mới là con ngoan"

Câu ca dao này vẫn được các bà Mẹ, các chị lớn dùng để ngâm nga , ru em ngủ. Một thời vàng son của Chính thể VNCH, trong những buổi phát thanh, các em nhi đồng hát ca như phương châm học tập rèn luyện ḷng Hiếu Thảo đối với các đấng sinh thành ra ḿnh:

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Trong nguyệt san DĐGD, và trong sách "Đạo Thiên Chúa và Dân Nước Việt", chúng tôi đă nghiên cứu và diễn giảng đầy đủ hơn về Đạo HIẾU(C,T,1).

Sau đây, nhân ngày Tết Nguyên đán, tức ngày linh thiêng nhất trong năm mới, cũng là ngày Lễ trọng của Đạo Hiếu, chỉ xin nhắc nhở cho kẻ hậu sinh biết chăm sóc cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, cần nơi "Tĩnh Dưỡng ", lo chôn cất Tang Lễ khi qua đời, và cầu nguyện cho Cha Mẹ trong ngày Rằm, ngày Tết , ngày Giỗ hằng năm.

Hiện trạng việc thực hành ĐẠO HIẾU trong các Cồng Đồng Việt Nam

Đạo Thờ Kính Tổ Tiên rất cựu trào, gắn liền với ṇi giống Lạc Việt , một bộ lạc trong nhóm Bách Việt, từ lưu vực sông Dương tử, tản cư xuống chiếm đóng ven bờ biển Thái B́nh Dương. Theo thời gian vận chuyển, vật đổi sao dời, đặc biệt sau khi quân cộng sản tam vô từ bắc phương tràn xuống xâm lăng, bắt buộc người dân nước Việt v́ muốn bảo tồn ṇi giống và những Tinh Hoa Văn Hóa và Đạo Giáo của Tổ Tiên, nên phải di tản đến các quốc gia dân chủ tự do trên thế giới. Do đó, việc thực hành Đạo HIẾU, hơặc bị mai một, biến thể như dưới chế độ tam vô c.s. hoặc thích nghi với văn hóa của các nước dân chủ tự do.

-Dưới thể chế c.s. tam vô: vô thần, vô tổ quốc, vô gia đ́nh, lư thuyết mắc-xít, lênin, mao..đều chống lại "Đạo Thờ Kính Tổ tiên" của Dân tộc Việt. Quân c.s. vô thần, không tin có Đấng Tạo Hóa mà người dân Việt quen gọi "ÔngTrời":

"Trời sinh voi, Trời sinh cỏ"

"Không có Trời, ai ở với ai"

C.s. tam vô, không tin hồn thiêng bất tử, loài người do con khỉ biến hóa mà ra, chết là hết,như "chó chết hết truyện"....do đó, chúng không tôn kính Vong Linh, Hồn Thiêng của các Vị Anh Hùng Tử Sĩ.

"Chết là thể phách, c̣n là Tinh Anh"
--(Nguyễn Du)

Việc dựng tượng đài rất thịnh hành, và tốn kém tại V.N:cán bộ c.s. chỉ"mượn gió bẻ măng", để chấm mút công quỹ, ḅn mót tiền xây cất, hàng tỉ đồng.

Tại Ba đ́nh, hằng ngày vẫn diễn ra tấn tuồng hài kịch trớ trêu. Không tin có Hồn Thiêng bất tử, tại sao vẫn c̣n kéo ra kéo vào một xác chết vô hồn để thiên hạ kính viếng? Vả lại, nhân vật mà c.s.cho là thần tượng th́ vẫn c̣n là một nghi vấn lịch sử to tát! Nghi vấn cho rằng: Nguyễn Ái Quốc thật đă chết v́ bệnh lao tại Hồng Kông năm 1932, vậy Hồ Chí Minh là ai?Theo những tài liệu phổ biến gần đây, HCM chỉ là đội lốt nhân vật NAQ mà thôi. HCM chính là người Tàu Hẹ, là Thiếu tá Hồ Quang, tức Hồ Tập Chương, đă học tiếng Việt và đóng vai NAQ đă chết từ lâu rồi! Tại sao dân Việt không tôn kính các Vị Anh Hùng , Liệt Sĩ Việt Nam như Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Vua Lê Lợi, Quang Trung.. mà lại tôn kính một tên Tàu hẹ.Thật là:

"Mồ cha không khóc, khóc đống mối"?

V́ chủ trương tam vô: vô tổ quốc, nên một tên lănh tụ c.s chóp bu đă khắc chữ trên cổng bia mộ những hàng chữ tủi hổ, nhục nhă " đánh giặc là đánh cho nga sô và trung quốc". V́ vô tổ quốc, nên đă vâng lệnh quan thày họ mao, giết hại, đấu tố hàng vạn đồng hương chết thê thảm trong vụ, gọi là "cải cách ruộng đất"

Vô gia đ́nh, nên một tên cán bộ chóp bu khác đă phạm tội bất hiếu tầy đ́nh là vâng lệnh quan thày, "đấu tố" cha mẹ ruột. ( C.T.2)

-Tục ngữ có câu:

"Trẻ manh áo, già chén cháo"

Khi c̣n trẻ thơ, ngày Tết được mẹ may cho quần áo mới, súng sính chạy chơi, thật là hạnh phúc! Khi cha mẹ già nua"da mồi tóc bạc", sáng mùa đông lạnh, nếu được con cháu nấu cho chén cháo nóng, thật là ấm ḷng! Vả lại, ai chẳng nghiền ngẫm câu triết lư nhân sinh về kiếp người như:

Sinh, Bịnh, Lăo, Tử.

Bởi vậy, công việc săn sóc ông bà, cha mẹ khi đến tuổi già yếu, bịnh tật, thật là bổn phận của con cháu hiếu thảo. Trong xă hội nông nghiệp, lời chúc Tết:

Tam Đa: đa tử, đa tôn, đa phú quí

Đa tử, đa tôn: đông con, nhiều cháu để có nhiều nông phu cầy bừa, cấy hái, khỏi phải thuê người ngoài. Vả lại, "trẻ cậy cha, già cậy con": khi mới chào đời, đứa bé cần "ba năm bú mớm"(tam niên nhũ bộ), mới cho thể đi đứng vững chăi, cầm chén cầm đũa được. Do đó, để đền ơn sinh thành, con cháu cũng phải đền ơn cha mẹ, khi về già, chân yếu tay mềm và để tang ba năm.

Đây cũng là một h́nh thức "an ninh xă hội"(social security), v́ gia đ́nh truyền thống, chẳng những có một tiểu gia đ́nh gồm cha mẹ, và con cái nhưng c̣n có đại gia đ́nh bao gồm ông bà cha mẹ, chú bác cô d́ cậu mợ anh em họ hàng bên nội bên ngoại nữa! Do đó, khi bệnh hoạn, nghèo đói v́ tai nạn, vẫn được bà con họ hàng giúp đỡ.

Tại hải ngoại, về phần vật chất như ăn ở, chữa bịnh, thuốc men, được chính phủ chăm sóc. Con cháu hiếu thảo chỉ c̣n bổn phận lui tới thăm viếng để ông bà cha mẹ khỏi cô đơn.(C.T.3)

-Nhà Hưu Dưỡng các Tu Sĩ. Các Linh Mục Tu sĩ Nam Nữ" xuất gia tu hành" để phục vụ Hội Thánh, cũng có thể sánh ví một phần nào như các bậc phụ huynh trong Đạo Hiếu. Khi về già, hưu dưỡng cũng cần sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của các tín hữu. Đây là bổn phận thuộc phép Công Bằng và t́nh Bác Ái của các tín đồ đối với giới Tu sĩ Nam Nữ.

Tại Hoa kỳ, các Tu sĩ Nam Nữ, thuộc các Ḍng tu, các Linh mục thuộc các Giáo phận, khi làm việc mục vụ, Bề trên đă dành tiền cho quỹ Hưu dưỡng lúc đau yếu, hay lớn tuổi. Do đó, cuộc sống hưu trí được bảo đảm cả về phần t́nh cảm, lẫn vật chất. Tại một số Tổng Giáo phận kỳ cựu như St Louis, San Francisco...những cơ sở hưu dưỡng cho các Linh mục khá khang trang. Nhưng tại nhiều Giáo phận nhỏ mới thành lập, có nơi thiếu pḥng ốc, thiếu tiện nghi..,nên các Linh mục về hưu, được tự do mua, thuê những apartment, mobile home, housing..để làm nơi hưu trí..V́ sống cô đơn, tự ḿnh đi chợ, nấu ăn, lo đi bệnh viện, gặp Bác sĩ...nên đă xẩy ra những trường hợp thật thương tâm: Linh Mục nằm chết đă một hai ngày.. mới có người quen đập cửa vào nh́n thấy xác đă cứng đơ!

-Vấn đề"Hỏa Táng"và Luật của Hội Thánh. Ngày nay, tại các nơi như Hoa kỳ, việc chôn cất, tổ chức Tang Lễ cho người quá cố, tuy đơn giản, không kèn trống, nhà táng, rước quan tài, cờ phướn, câu đối....nhưng khá tốn kém. Đối với Cộng đồng Công giáo, điều đáng chia sẻ là: "việc hỏa táng, cần phải tuân theo Giáo Luật:

Giáo Luật: khoản 1176, số 3:

"Hội Thánh thiết tha khuyên nhủ nên duy tŕ phong tục đạo đức chôn cất thi hài người qúa cố. Tuy nhiên,Hội Thánh không cấm hỏa táng, trừ khi nào sự hỏa táng được chọn lựa v́ những lư do trái ngược với đạo lư KitôGiáo"

Giáo luật khoàn 1184, số 2: ...từ chối an táng theo nghi lễ Hội Thánh:những người chọn hỏa táng thi hài của ḿnh v́ những lư do nghịch với Đức Tin KitôGiáo

CHÚ Ư: việc hỏa thiêu thành tro rồi rắc tro xuống biển, xuống sông, theo một dị đoan nào đó, là trái ngược với Đạo lư Kitô Giáo.

II.Một vài Truyền Thống về TANG LỄ, theo ĐẠO HIẾU

Như đă nhận xét ở trên, ngày nay con dân Nước Việt, hằng triệu đồng bào đă phải bỏ Quê hương thân yêu để lành nạn tam vô, đang lăm le dâng đất, dâng biển cho quân thù truyền kiếp phương bắc. Việc tuân thủ Đạo Hiếu chỉ c̣n giũ được những nét đại cương, cũng là quí hóa lắm rồi!

Nhân ngày đầu Xuân, xin được bắt chước Thi hào Nguyễn Du:

"Cảo thơm lần giở trước đèn"

để ôn lại một vài nghi thức rất trang trọng dịp Tang Lễ của người xưa .

-Chết không phải là hết. Người xưa có câu: "Sự tử như sự sinh": phụng sự cha mẹ khi đă chết, cũng giống như khi c̣n đang sống. Đó là niềm TIN: chết không phải là hết. Hiện tượng "chết", chẳng qua là đổi chỗ ở, từ cơi dương thế chuyển về cơi âm (C.T.4)

Dầu đă ra người thiên cổ, Linh Hồn các bậc Tổ tiên vẫn c̣n thông hiệp, với đàn con cháu hậu sinh. Do đó, mới có Lễ nghi cầu hồn, niệm hương, dâng cúng. Khi Ông Bà c̣n sống, mùa nào thức ấy, dâng biếu các Ngài để tỏ ḷng Hiếu Thảo.Khi các Ngài đă an giấc ngàn thu, nhân ngày Giỗ, ngày Tết...tuy các Ngài không c̣n "ăn uống" được nữa, nhưng để tỏ ḷng nhớ ơn các Ngài đă trồng cây, đă đổ mồ hôi, cấy hái cầy bừa trên thửa rưộng, nên con cháu mới được hưởng lộc. "Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây".Nhân ngày Tết, ngày Giỗ, con cháu vẫn tiếp tục dâng hương hoa lên các Ngài để tỏ ḷng TRI ÂN.(C.T.5)

-Đám Tang là Ngày Mừng. Tục ngữ có câu:"trẻ làm ma, già làm hội", v́ chết già , trường thọ, là niềm vui; v́ thế, người ta đốt pháo để ăn mừng và để xua đuổi tà ma. Hàng cháu, chắt, chút.. đội khăn màu vàng, màu đỏ. Đám tang lớn là cả một rừng biển ngữ, câu đối bằng lụa trắng, vàng hay tím, ca tụng nhân đức, sự nghiệp, học vị, chức tước của người quá cố. Đi trước Linh Xa, có phường bát âm: "sống dầu đèn, chết kèn trống". Kiệu Nhà Táng làm bằng gỗ sơn son, trên đặt cỗ quan tài, do đô tuỳ khiêng, một cách cân bằng; tiếp theo là phương du che cho con trưởng làm tang chủ.

-Ḷng Thương nhớ Người đă Khuất. Trước hết, bằng nghi thức "phát tang" gọi là Thanh phục, tức y phục thanh đạm, giản dị, để sổ gấu..Tại sao thanh đạm, màu trắng?(C.T.6)

Ư nghĩa tượng trưng của các mầu sắc tuỳ thuộc vào các nền văn hóa khác nhau. Á đông coi màu trắng là thanh bạch, đạm bạc, bạc bẽo,,; tây phương coi màu trắng là mừng vui...V́ buồn quá, đứng không vững, nên con trai phải chống gậy tre, khi đưa đám cha, chống gậy gỗ vông, khi đưa đám mẹ, đầu đội mũ rơm; con gái đau buồn ngă lăn ra đường, tóc xơa, đội mũ mấn(h́nh chóp chụp lên đầu)và lấy vải sô che mặt; "cha đưa mẹ đón": tang cha đi sau quan tài, tang mẹ, đi giật lùi phía trước quan tài.

Lạy, vái, xá người chết:(thuộc cơi ÂM) dùng các con số chẵn như 2, hơặc 4 lần bái lạy; đối với người c̣n sống( thuộc Dương) dùng các con số lẻ như:1 hoặc 3 lần

Để Tang bao lâu? Theo truyền thống Nho Giáo, để Tang cha mẹ 3 năm, mới làm lễ "đoạn tang", để nhớ công ơn cha mẹ nuôi con:"tam niên nhũ bộ"( 3 năm bú mớm")

-Tục lệ Khóc lớn tiếng, một phần v́ thương nhớ người vĩnh biệt, nhưng đôi khi như là dịp than văn kể lể cho người c̣n sống nghe với nhau. Những câu đối sáo ngữ như Cụ Yên Đổ làm giúp bà vợ thợ nhuộm khóc chồng:

"Thiếp từ lá thắm xe duyên, lúc vận tía, lúc cơn đen, điều dại ,điều khôn nhờ bố đỏ

"Chàng dưới suối vàng thiệt phận, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

Tạm Kết.

Dân tộc Việt dựng Nước từ đời Vua HÙNG, đă kiên tŕ chống ngoại xâm từ phương bắc để giữ vững nền đôc lập về chủ quyền quốc gia và nền văn hiến nhân bản.

Nhưng ngày nay, thuyết Tam Vô: duy vật vô thần, vô tổ quốc, vô gia đ́nh đă tàn phá giang son gấm vóc của tiền nhân luu truyền cho con cháu. Nước Việt hùng cứ miền Đông Nam Á, nay đă thoái hóa, hèn kém hơn mọi nước lân bang. Hơn nữa, hoạ mất nước, mất đất mất biển. bị thôn tính bởi hán tộc đă gần kề.!

Bởi vậy, đồng bào trong và ngoài nước có bổn phận phải bảo tồn ṇi giống, nhất là ĐẠO ÔNG BÀ, Thờ Kính Tổ Tiên, tức ĐẠO HIẾU và những Thuần Phong Mỹ Tục, dầu sinh sống trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.

Nhờ tinh thần Đạo Hiếu Thảo con cháu đối với các vị tiền nhân mà mọi người con dân đất Việt, qua bao thế hệ thăng trầm, vẫn giữ được nếp sống hài ḥa, đùm bọc lẫn nhau, khi vui khi buồn:

"Bầu ơi! Thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

(ca dao)

Tân Niên ĐINH DẬU 2017

CHÚ THÍCH:

(1) Coi: La Tradition Religieuse Spirituelle Sociale au Viêtnam by Joseph Nguyễn Huy Lai: p.67-94. Đạo Thiện Chúa, Dân Nước Việt, Đường Thi, trang 354-425. The Bas-Reliefs of the Dynastic Urns of HUE, Michel Barnouin, Joseph T.Ky,

(2) Trường Chinh,đấu tố bố

(3) Tại Hoa kỳ, có nhiều cơ sở cho người già như: Nursing Home, Home Care,....

(4) Sách Lễ Công Giáo::Kinh Tiền Tụng cầu cho kẻ đă qua đời:..."khi nơi nương náu ở trần gian bị huỷ diệt tiêu tan, th́ lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời:.....

(5) Ngày ThanksGiving tại Hoa Kỳ: Lễ Vật dâng trên Bàn Thờ gồm: Bí đỏ, ngô bắp...

(6) Ư nghĩa tượng trưng về các màu sắc thay đổi tuỳ văn hóa. Ngày xưa, khi dâng lễ cầu cho người chết, L.M vận áo lễ mầu ĐEN, chỉ sự buồn sầu,( cũng như bận bộ đồ ĐEN đi dự đám Tang.) Ngày nay, LM mặc áo lễ màu Trắng chỉ sự VUI MỪNG, chỉ sự người chết sẽ SỐNG LẠI (mass of Resurrection)